Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán Nhiễm_toan_ceton_do_đái_tháo_đường

Bệnh cảnh kinh điển

Kết hợp tình trạng mệt mỏi, các dấu hiệu kiệt nước (khát, khô da và niêm mạc), thở nhanh, các rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng) và tình trạng ngủ gà.

Có mùi aceton trong hơi thở được mô tả như mùi táo thối (dấu hiệu này được các thầy thuốc khám và đánh giá rất khác nhau). Xuất hiện mùi này do tình trạng thải bỏ sản phẩm aceton có nguồn gốc từ acetoacetat qua phổi.

Thân nhiệt hiếm khi tăng, thường là bình thường thậm chí hơi giảm do tình trạng giãn mạch ngoài da. Biểu hiện giảm thân nhiệt được thấy trong 10% các ca và được coi là một dấu hiệu tiên lượng xấu.

Bệnh cảnh lâm sàng đôi khi không điển hình

Khi các dấu hiệu sau chiếm ưu thế, cần xét tới có bệnh lý phối hợp hay không

  • Tụt HA trong nhiễm nhiễm toan ceton được điều chỉnh dễ dàng bằng cách truyền dịch. Nếu vẫn tiếp tục thấy có tình trạng tụt HA và nhất là khi có tình trạng sốc, cần xem xét tới nguyên nhân khởi phát khác ngoài tình trạng nhiễm nhiễm toan ceton.
  • Các rối loạn tâm thần (tình trạng lú lẫn, chậm chạp) chỉ gặp ở 30- 40% các bệnh nhân. Các rối loạn nặng ý thức (cho phép gọi là hôn mê nhiễm nhiễm toan ceton) chỉ được thấy ở 10% các bệnh nhân. Tình trạng này có liên quan với độ thẩm thấu máu mà không liên quan với nhiễm toan.
  • Đau bụng dữ dội được thấy trong 22% các ca, có thể đặt ra vấn đề khó khăn trong chẩn đoán và có liên quan chủ yếu với các bệnh nhân trẻ. Không có mối liên quan giữa mức tăng đường huyết và tình trạng đau bụng này. Ở các bệnh nhân > 40 tuổi, luôn cần tìm một nguyên nhân nền (viêm phúc mạc, viêm thận bể thận)

Sinh lý bệnh các biểu hiện lâm sàng của nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Các bất thường, hậu quả lâm sàng

Bất thườngHậu quả
Tăng đường huyết và đường niệuHội chứng uống nhiều đái nhiều
Suy nhược, gày sút nhanh
Mất nướcTụt huyết áp
Nhiễm toanTăng thông khí
Dãn mạch da và giảm thân nhiệt
Tăng ceton máuBuồn nôn, nôn, đau bụng
Tăng áp lực thẩm thấu máuRối loạn ý thức
Thiếu hụt kaliChuột rút
Liệt ruột

Các dữ liệu về tiền sử

Rất quan trọng vì 80% người đái tháo đường đã được phát hiện. Cho nên trên các bệnh nhân này cần nghi vấn có tình trạng nhiễm nhiễm toan ceton một cách hệ thống ceton.

Xác định chẩn đoán

Dễ được thực hiện ngay trên lâm sàng khi thấy có 3 triệu chứng:

  • Thở nhanh
  • Ceton niệu (+) mạnh
  • Đường niệu (+) mạnh

Các tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Theo KitabchiTheo Rives
pH< 7,30< 7,35
HCO3< 15 mmol/l< 22 mmol/l
Đường huyết>2,5 g/l> 3 g/l
Ceton niệu3+Rõ rệt

Các xét nghiệm cận lâm sàng cần được nhận định chính xác

- Phát hiện ceton niệu đôi khi chỉ dương tính nhẹ do chất phản ứng được sử dụng (Acetest, Ketodiastix) chỉ phát hiện được thành phần aceto-acetat. Tỷ lệ bêta hydroxy butirat/ aceto acetat trong máu thường có giá trị biến đổi trong khoảng 2-3. Trong quá trình điều trị, tình trạng cân bằng giữa hai thể cetonic này xảy ra với tăng trở lại nồng độ aceto-acetat và gây một tăng nghịch thường và tạm thời ceton niệu.

- Creatinin máu được định lượng bằng máy phân tích tự động theo phương pháp đo màu mà trong phương pháp này, thể cetonic có thể gây tác động giao thoa. Creatin máu bị tăng lên giả tạo và không phản ánh chính xác chức năng thận.

- Con số bạch cầu thường tăng lên do tác động của tình trạng cô đặc máu và do tăng bài xuất cortisol và catecholamin.

- Tăng CPK, transaminase và amylase với giải thích tình trạng này còn chưa thật rõ ràng và không có ý nghĩa đặc biệt. Vì vậy tình trạng tăng amylase máu này không đồng nghĩa là bệnh nhân bị viêm tụy và thêm vào là bệnh nhân luôn có tăng isoenzym nguồn gốc nước bọt.

Hai chẩn đoán cần được thảo luận

- Nhiễm toan ceton do rượu: xảy ra trên một người nghiện rượu nặng gần đây tạm ngừng uống rượu và không ăn uống gì. Các rối loạn tiêu hóa chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng. Đôi khi khó phân biệt một nhiễm toan ceton với tình trạng ĐH hơi cao với tình trạng nhiễm toan ceton do rượu có mức ĐH cao.

- Kết hợp tăng đường huyết và toan chuyển hóa : Không đồng nghĩa là có nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Trong trường hợp bị tác nhân đả kích nặng (nhiễm khuẩn, chấn thương) có tình trạng tăng đường huyết mà tình trạng này có thể phối hợp với sốc và nhiễm toan lactic hậu quả. Không có ceton niệu và/ hoặc không có tăng ceton máu đáng kể, bệnh cảnh lâm sàng và tình trạng tăng lactat máu giúp loại bỏ chẩn đoán nhiễm toan ceton do đái tháo đường.